BỘ DỤNG CỤ PHÁ DỠ TẠI TỈNH BẮC NINH
- Nhà sản xuất: Vietnam
- Dòng sản phẩm: BỘ DỤNG CỤ PHÁ DỠ TẠI TỈNH BẮC NINH
- Số lượng sản phẩm trong kho: 1000
- 0 VNĐ
CÔNG TY ĐẠI PHÁT CHUYÊN SẢN XUẤT CÁC THIẾT BỊ PCCC VÀ BỘ DỤNG CỤ PHÁ DỠ THEO THÔNG TƯ 150 TẠI BẮC NINH VÀ CÁC TỈNH MIỀN BẮC.
THEO THÔNG TƯ 150 CỦA LUẬT PCCC CÁC CƠ SỞ,CÔNG TY,NHÀ MÁY VÀ XÍ NGHIỆP PHẢI TRANG BỊ ĐẦY ĐỦ CÁC THIẾT BỊ CỦA THÔNG TƯ 150 .
MỦ CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ
QUẦN ÁO CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ
ỦNG CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ
KHẨU TRANG 3M
RÌU THOÁT HIỂM
BÚA TẠ THOÁT HIỂM
KÌM CỘNG LỰC THOÁT HIỂM
XÀ BENG THOÁT HIỂM
MẶT NẠ LỌC ĐỘC
ĐÈN PIN ĐỌ SÁNG 200LM VÀ CHỊU NƯỚC
TÚI CỨU THƯƠNG LOẠI A HOẶC B
BỘ ĐÀM CẦM TAY TIÊU CHUẨN IP54
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2021 và thay thế Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
2. Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành đã được trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo định mức bằng hoặc cao hơn quy định tại Thông tư này trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục sử dụng cho đến khi phương tiện bị hỏng phải thay thế; trường hợp chưa được trang bị hoặc đã được trang bị nhưng thấp hơn số lượng quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư trang bị các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ vào cuối tháng 11 hàng năm báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) việc thực hiện quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
b) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quy chế về quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý với các nội dung: Nguyên tắc quản lý, sử dụng phương tiện; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, lực lượng dân phòng được trang bị, sử dụng phương tiện; điều kiện, trách nhiệm của cán bộ, đội viên lực lượng dân phòng được giao sử dụng phương tiện; điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi bảo quản phương tiện; các chức danh của lực lượng dân phòng được sử dụng phương tiện và loại phương tiện được trang bị, sử dụng; các nội dung khác có liên quan.
3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để có hướng dẫn kịp thời.