CHUYÊN XÚC NẠP BÌNH CHỮA CHÁY TẠI HÀ NỘI
HOTLINE 0965 869 114
Cách phân biệt các loại bình chữa cháy
Hiện nay trên thị trường có 3 loại bình chữa cháy phổ biến nhất đó là: bình chữa cháy CO2, bình chữa cháy dạng bột và bình chữa cháy bọt Foam. Mỗi loại bình chữa cháy có khả năng dập các đám cháy từ các chất khác nhau. Vì vậy, làm thế nào để phân biệt các loại bình chữa cháy và chọn lựa phù hợp với nhu cầu, mục đích mà bản thân đang hướng tới.
Trong bài viết này, Safer Fire sẽ hướng dẫn cách phân biệt các loại bình chữa cháy cũng như giải thích những ký hiệu, thông số trên bình để mọi người hiểu và lựa chọn dễ dàng hơn.
1. Bình cứu hỏa bột
a. Cấu tạo
- Bột chữa cháy trong bình là hỗn hợp hóa chất màu trắng, bột mịn. Khí đẩy được nạp trực tiếp vào trong bình, kiểm soát bằng đồng hồ đo áp lực.
- Bình cứu hỏa bột Safer Fire hay còn gọi là bình cứu hoả bột được thiết kế cụm van thép chất lượng cao, gồm đồng hồ đo áp lực, chốt kẽm, vòi phun và loa phun.
b. Ký hiệu
- Ký hiệu MFZ thể hiện cho loại bình cứu hỏa BC, MFZL là ký hiệu cho bình ABC
- Bình chữa cháy bột ABC, AB, BC, ABCE với những khả năng chữa cháy khác nhau như:
+ AB thể hiện loại bình có thể chữa cháy chất rắn và chất lỏng: gỗ, vải, xăng dầu…
+ ABC thể hiện loại bình có thể chữa cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí: gỗ, vải, xăng dầu, gas…
+ BC thể hiện loại bình có thể chữa cháy chất lỏng, chất khí như: xăng dầu, gas…
+ ABCE là loại bình có thể chữa hầu hết các đám cháy từ chất rắn, chất lỏng, khí, điện và các thiết bị điện.
- Kèm theo ký hiệu ABCE thường là các số 1, 2, 4, 6, 8…để nói đến trọng lượng bột trong bình cứu hỏa.
Ví dụ: Bình cứu hỏa bột có ký hiệu ABCE1 là loaị bình chữa cháy có thể chữa hầu hết các đám cháy phát sinh từ chất rắn, chất lỏng, chất khí và trọng lượng bột chữa trong bình là 1kg.
c. Nguyên lý hoạt động
Bình cứu hoả bột Safer Fire dập tắt đám cháy với nguyên lý “ Làm loãng nồng độ Oxy và hỗn hợp chất cháy”. Khi phun bột chữa cháy (NaHCO3) vào đám cháy thì sẽ xảy ra phản ứng nhiệt sản sinh khí CO2, khí CO2 sẽ hút hết oxy ở khu vực xung quanh đám cháy dẫn đến không đủ oxy để duy trì sự cháy, đám cháy sẽ nhỏ dần và tự tắt.
2. Bình chữa cháy CO2
a. Cấu tạo
- Cấu tạo ngoài bình cứu hỏa CO2 cũng giống như bình cứu hỏa bột vỏ bình làm từ thép chịu lực, cụm van trên đầu bình gồm van, chốt kẽm, vòi phun và loa phun.Tuy nhiên, bình chữa cháy CO2 không có đồng hồ đo áp lực vì khí bên trong bình hóa lỏng không thể đo được.
- Theo như tên gọi, bình chữa cháy CO2 có chất chữa cháy là khí CO2, lạnh tới — 790 độ C, được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh.
b. Công dụng
- Bình chữa cháy CO2 có khả năng dập tắt các đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.
c. Nguyên lý chữa cháy
- Bình chữa cháy CO2 hoạt động theo nguyên lý khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C. Khi phun vào đám cháy, CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
3. Bình chữa cháy Foam
a. Cấu tạo
- Bình chữa cháy Foam là loại bình vỏ nhôm, cũng có cụm van trên đầu. Cụm van gồm đồng hồ đo áp lực, van, chốt kẽm, loa phun ngắn.
- Bọt chữa cháy (foam) trong bình được làm từ 3 thành phần chính gồm nước, bọt cô đặc và trộn với không khí (hút không khí) tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, khả năng dập tắt đám cháy nhanh chóng.
b. Công dụng
- Bọt Foam thường được sử dụng để dập các đám cháy phát sinh từ chất lỏng như xăng, dầu… Vì vậy bình chữa cháy bọt Foam đặc biệt phù hợp trang bị phòng cháy nổ ở cây xăng, nhà kho phối hợp hữu hiệu với hệ thống chữa cháy.
QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU XIN LIÊN HỆ HOTLINE 0965 869 114